Rủi ro tín dụng là gì? – Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin chi tiết nhất từ những khái niệm, cách phân loại, nguyên nhân, hậu quả của nó đối với kinh tế cho đến những biện pháp phòng tránh vấn đề này. Mời bạn đọc cùng khám phá ngay dưới đây nhé!
Toc
- 1. Rủi ro tín dụng là gì?
- 2. Rủi ro tín dụng được phân loại như thế nào?
- 3. Nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng
- 4. Rủi ro tín dụng gây ra hậu quả gì?
- 5. Bài viết liên quan:
- 6. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng trong ngân hàng
- 7. Quy trình quản lý và cách xử lý rủi ro tín dụng
- 8. Làm thế nào để phòng tránh rủi ro tín dụng?
- 9. Kết luận
Rủi ro tín dụng là gì?
Thực tế đã cho thấy có rất nhiều khái niệm về rủi ro tín dụng ngân hàng, cụ thể như:
- Anthony Sauders (2007) định nghĩa: “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm năng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản vay của ngân hàng không thể được thực hiện cả về số lượng và thời hạn”.
- Theo Timothy W.Koch (2006) thì “Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá khi khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn”.
- Theo khoản 1 điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN: “Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Như vậy, có thể hiểu rủi ro tín dụng là những tổn thất tiềm năng có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, do khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm lãi vay và gốc) hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng như đã cam kết trong hợp đồng.
Đây là rủi ro gắn liền với hoạt động tín dụng, dẫn đến tổn thất tài chính như giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn.
Rủi ro tín dụng được phân loại như thế nào?
Dựa vào nguyên nhân phát sinh rủi ro
Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận:
- Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.
- Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại TSĐB, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của TSĐB.
- Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
Rủi ro danh mục: Là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
- Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay.
- Rủi ro tập trung: Khi ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng; cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
Rủi ro tác nghiệp: Là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do cán bộ ngân hàng, quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động ngân hàng.
Dựa vào khả năng trả nợ của khách hàng
Rủi ro đọng vốn: Khi thiết lập mối quan hệ tín dụng, ngân hàng và khách hàng phải quy ước về khoản thời gian hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên, đến thời hạn quy ước nhưng ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay.
Rủi ro do mất khả năng chi trả: Là rủi ro xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp đi vay mất khả năng trả nợ, ngân hàng phải thanh lý TSĐB của doanh nghiệp để thu nợ.
Rủi ro tín dụng không giới hạn ở hoạt động cho vay: Bao gồm các hoạt động khác mang tính chất tín dụng của ngân hàng như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ…
Nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng
Rủi tín dụng do môi trường pháp lý
Nhiều lỗ hổng trong luật pháp ảnh hưởng đến việc xử lý nợ xấu
Việc kiểm tra giám sát của nhà nước vẫn nặng hình thức
Rủi ro tín dụng do môi trường kinh tế
Chu kỳ phát triển kinh tế: Khi kinh tế phát triển ổn định sẽ hạn chế rủi ro tín dụng và ngược lại khi kinh tế có nhiều biến động.
Rủi ro do quá trình hội nhập quốc tế và tự do hóa tài chính: Xu hướng toàn cầu khiến môi trường kinh tế mở cạnh tranh khốc liệt tăng nguy cơ nợ xấu khi khách vay của ngân hàng rơi vào quy luật của sự đào thải khốc liệt. Ngoài ra các ngân hàng trong nước cũng phải chịu sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài.
Ngoài ra không thể bỏ qua yếu tố về thiên tai dịch bệnh ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế khiến rủi ro nợ xấu tăng cao
Rủi ro tín dụng do ngân hàng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và chính sách cũng như cách quản trị rủi ro của ngân hàng cũng là một nguyên nhân quan trọng. Chính sách thẩm định đầu vào của hồ sơ vay vốn và những
Rủi ro tín dụng do khách vay
Không có thiện chí trong việc trả nợ: Trên thực tế không thiếu những cá nhân tổ chức chần chừ trong việc trả nợ muốn vay nhưng không muốn trả. Hoặc vay chi tiêu sau đó không chủ động tìm cách để trả nợ.
Sử dụng vốn sai mục đích: Đối với doanh nghiệp khi vay vốn để được duyệt vay cần chứng minh được mục đích sử dụng vốn của mình.
Chiến lược kinh doanh khả năng hoạch định kém khiến thua lỗ trong kinh doanh hoặc phá sản không có khả năng trả nợ.
Tình hình tài chính doanh nghiệp mập mờ: Để vay được nợ ngân hàng doanh nghiệp có thể làm giả báo cáo tài chính để dễ dàng vay hơn nhưng không chắc chắn về khả năng trả nợ.
Rủi ro tín dụng gây ra hậu quả gì?
Đối với ngân hàng
Lợi nhuận của ngân hàng bị giảm sút do rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng ngoài việc gây ra các khoản nợ khó đòi còn phát sinh thêm các chi phí khác như chi phí quản lý, trích lập dự phòng rủi ro, giám sát, thu nợ… cao hơn nhiều so với khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất. Thực tế, ngân hàng khó có thể thu hồi đầy đủ gốc và lãi của món nợ này.
Trong khi đó, hàng tháng ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền gửi. Vì vậy, một khoản tiền không những không sinh được lãi và quay vòng cho khách hàng khác vay mà còn có nguy cơ bị hao hụt hoặc không thể thu hồi khiến lợi nhuận của ngân hàng giảm đáng kể.
Gây ra rủi ro thanh khoản, thậm chí là nguy cơ phá sản của ngân hàng
Thực tế, các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn trong khi các khoản tiền vay của khách hàng lại không được hoàn trả đúng hạn. Nếu ngân hàng không đi vay các ngân hàng, định chế tài chính khác hoặc bán tài sản của mình thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị suy yếu, gặp rủi ro thanh khoản.
Dần dần, rủi ro thanh khoản trở nên nghiêm trọng, ngân hàng mất khả năng thanh toán thì tất yếu dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng. Để tiếp tục tồn tại, ngân hàng buộc phải sáp nhập, bị ngân hàng khác mua lại hoặc được Ngân hàng nhà nước “cứu” nhưng phải chịu sự giám sát đặc biệt.
Ngoài ra, ngân hàng cũng có sự biến động nhân sự lớn do việc tái cơ cấu mạnh mẽ. Vì vậy, sẽ có nhiều cán bộ bị sa thải, nghỉ việc hoặc thuyên chuyển công tác.
Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì người gửi tiền không những ở chính ngân hàng đó mà còn ở các ngân hàng khác hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở các ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng cùng “chao đảo” theo.
Làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng
Tình trạng mất khả năng chi trả tái diễn nhiều lần hoặc những thông tin về rủi ro tín dụng, nợ xấu của ngân hàng bị tiết lộ ra công chúng, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút, đây là cơ hội tốt cho các đối thủ cạnh tranh giành giật thị trường và khách hàng.
Bài viết liên quan:
Một khi đã mất uy tín thì ngân hàng rất khó có thể gây dựng lại hình ảnh tốt đẹp như trong quá khứ.
Đối với khách hàng
Đối với khách hàng, rủi ro tín dụng là gì? Những khoản nợ do không trả gốc và lãi đúng hạn bị chuyển xuống nhóm nợ khác sẽ càng tăng thêm áp lực và gánh nặng cho người đi vay nếu họ đang gặp điều kiện thị trường và sự cố bất lợi trong khi sử dụng vốn vay. Khách hàng có thể phải chịu phí phạt và sự giám sát ngặt nghèo hơn của ngân hàng.
Nếu rủi ro tín dụng xảy ra nhiều, các ngân hàng sẽ thắt chặt quy trình tín dụng hơn, khiến cho thủ tục cấp vốn ngày một thêm phức tạp, tốn thời gian và khách hàng khó tiếp cận nguồn vốn hơn.
Đối với nền kinh tế
Rủi ro tín dụng mở đầu cho chu kỳ lạm phát mới, làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp và các doanh nghiệp sẽ ngần ngại vay vốn để mở rộng sản xuất. Nó còn gây tâm lý hoang mang cho quần chúng, khiến họ giảm lòng tin vào sự lành mạnh và vững chắc của hệ thống tài chính quốc gia, vào chính sách tiền tệ của nhà nước.
Ngày nay, nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới, vì vậy chỉ cần hệ thống ngân hàng của một quốc gia gặp khó khăn cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.
Lịch sử đã chứng minh cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997) bắt nguồn từ Thái Lan, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ (2007) tuy chỉ phát sinh từ một nước nhưng đã kéo theo một loạt hệ lụy cho nền kinh tế toàn cầu.
Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng trong ngân hàng
Các chỉ tiêu nhìn nhận rủi ro tín dụng của những ngân hàng thương mại đặc biệt quan trọng quan trọng vì nó biểu lộ rõ rủi ro tín dụng của ngân hàng đó, đơn cử :
Nợ Quá Hạn
Đây là chỉ tiêu nhìn nhận cơ bản nhất của rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn phát sinh khi người vay không có năng lực trả một phần hoặc hàng loạt khoản vay khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết.
Tùy thuộc vào thời hạn nợ, ngân hàng sẽ xác lập khoản nợ thành 5 nhóm : Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý quan tâm, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ hoài nghi và nợ có năng lực mất vốn. Nếu ngân hàng có tỷ suất nợ quá hạn và số người mua có dư nợ lớn, điều này chứng tỏ ngân hàng đang phải đương đầu với rủi ro tín dụng khá cao
Nợ Xấu
Nợ xấu là khoản tiền ngân hàng cho vay không được người mua thanh toán giao dịch trong một khoảng chừng thời hạn nhất định thường từ 90 đến 180 ngày. Nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5.
Nợ xấu được phản ánh qua 2 chỉ tiêu :
- Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu / Tổng dư nợ.
- Tỷ lệ nợ xấu theo nhóm nợ = Tổng số dư nợ xấu ( 3,4,5 ) / Tổng dư nợ xấu.
- Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu = Tổng dư nợ xấu / Vốn chủ sở hữu.
- Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự trữ tổn thất = Tổng dư nợ xấu / Quỹ dự trữ tổn thất.
Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ suất nợ xấu ở mức 5 % là hoàn toàn có thể gật đầu được, mức 1-3 % là tốt nhất. Với những ngân hàng có tỷ suất nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng đó càng thấp. Tỷ lệ nợ xấu phản ánh tỷ suất vốn tịch thu khó khăn vất vả hoặc có rủi ro tiềm ẩn không tịch thu được của ngân hàng.
Dự Phòng rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền được trích lập để bù đắp cho những khoản vay của ngân hàng cho vay trong trường hợp người mua không có năng lực chi trả hoặc khoản nợ được xếp vào nhóm 5.
Mỗi ngân hàng cần có cách tính những khoản dự trữ tương thích để hoàn toàn có thể bù đắp cho phần vốn bị thiếu vắng vừa tránh cho phí tăng cao ảnh hưởng tác động đến doanh thu ròng .
Quy trình quản lý và cách xử lý rủi ro tín dụng
Công tác quản lý rủi ro tín dụng là rất quan trọng đối với ngân hàng. Để đảm bảo cho công tác này được thực hiện tốt, ngân hàng cần có những bước thực hiện cụ thể. Dưới đây là quy trình quản lý và xử lý rủi ro tín dụng hiện nay:
Bước 1: Tính toán xác định rủi ro
Thẩm định đánh giá rủi ro đối với từng khoản giải ngân: Tình hình tài chính của đối tượng xin vay vốn, phân tích đặc trưng ngành của doanh nghiệp vay, phân tích khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng loại trên thị trường. Phân tích các rủi ro hệ thống, rủi ro tình hình kinh tế…
Đánh giá năng lực lãnh đạo của các cán bộ doanh nghiệp.
Bước 2: Lượng hóa rủi ro
Sử dụng các công cụ phân tích, các chỉ báo phân tích để tính toán, đo lường những rủi ro được thể hiện qua các con số.
Bước 3: Quản lý, giám sát
Quản lý và giám sát việc doanh nghiệp sử dụng vốn. Nếu có dấu hiệu doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích: Ngưng việc giải ngân, đề nghị doanh nghiệp giải trình và yêu cầu thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng giải ngân.
Bước 4: Đưa ra các phương pháp giải quyết rủi ro
Không giải ngân đối với các hợp đồng không tuân thủ các điều kiện tài chính
Không chấp nhận các hợp đồng có độ rủi ro cao (Tài sản thế chấp không đảm bảo, lĩnh vực đầu tư không rõ ràng…)
Làm thế nào để phòng tránh rủi ro tín dụng?
Có rất nhiều các loại rủi ro tín dụng, không phải chỉ có rủi ro từ người đi vay, rủi ro có thể xuất phát từ các giao dịch, hoặc nguyên nhân khách quan của thị trường, của hệ thống,… Không ai có thể lường trước được các rủi ro này, vì vậy, các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần được nghiên cứu đưa ra phù hợp với từng ngân hàng.
Để hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra, các ngân hàng hiện nay cần lưu ý những điều sau:
- Tổ chức quy trình tín dụng chặt chẽ, tập trung vào 3 giai đoạn: nghiên cứu đối tượng khách hàng, giám sát hoạt động khách hàng và thu nợ.
- Đa dạng hóa khách hàng cùng các phương tiện cho vay để phân tán các rủi ro.
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, năng lực thẩm định dự án và có chiến lược khách hàng rõ ràng.
- Xử lý nợ quá hạn theo 3 nguyên tắc là chống xóa nợ, hạn chế gia nợ và chống đảo nợ.
- Trích lập dự phòng tổn thất.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những kiến thức chi tiết mà bạn đọc cần biết xoay quanh khái niệm “Rủi ro tín dụng là gì?”. Hy vọng với những chia sẻ thiết thực này, bạn sẽ biết mình cần làm những gì để không bị rơi vào trường hợp rủi ro tín dụng nhé!
Bài viết được biên tập bởi: Vaytienonline.co