Nợ Nhóm 2 Là Gì? Nợ Xấu Nhóm 2 Có Vay Ngân Hàng Được Không?

Nợ nhóm 2 là gì mà thường được nhắc tới khi xét duyệt hồ sơ vay lãi ngân hàng? Nếu nằm trong danh sách nợ xấu nhóm 2 thì có được tiền không?

Khi tiến hành xét duyệt hồ sơ vay tiền ngân hàng, tổ chức tín dụng thì lý lịch hồ sơ người vay phải trong sạch. Nếu như hồ sơ đó không sạch hoặc nằm trong nợ nhóm 2 thì sẽ gặp khó khăn. Vậy nợ nhóm 2 là gì? Khi nằm trong danh sách nợ xấu nhóm 2 thì tỷ lệ phần trăm được xét duyệt hồ sơ là bao nhiêu?

Nợ nhóm 2 là gì?

Nợ nhóm 2 là danh sách các khách có dư nợ cần chú ý, là các khoản nợ đã quá hạn từ 10 tới 90 ngày. Theo quy định của ngân hàng Nhà nước thì nợ nhóm 2 chưa phải là nhóm nợ xấu nghiêm trọng. Thế nhưng việc xét duyệt hồ sơ vay vốn tiếp theo thì cần nhiều thủ tục hơn và tỷ lệ phần trăm được phê duyệt giảm đi khá nhiều.

Nợ xấu nhóm 2 là gì?
Nợ xấu nhóm 2 là gì?

Thông tin vay tín dụng của khách hàng sẽ được cập nhật liên tục trên hệ thống CIC. Đối với những khách hàng thuộc nợ xấu nhóm 2 thì sẽ được xóa thông tin tín dụng xấu sau 12 tháng, kể từ ngày tiến hành thanh toán toàn bộ cả lãi và gốc khoản vay.

Nợ xấu nhóm 2 có vay tiền được không? Vay ở đâu?

Nếu như khách hàng thuộc danh sách nợ xấu nhóm 2 thì hầu như các ngân hàng sẽ không hỗ trợ cho vay tiền trả góp hay mở thẻ tín dụng. Tất cả hồ sơ xin vay nợ sẽ được lưu trữ và phê duyệt lại sau khi xóa nợ. Đây là khoảng thời gian để hệ thống CIC cập nhật lại danh sách các nhóm nợ xấu. 

Vậy trong thời gian chờ đợi này thì các khách hàng có thể vay vốn ở đâu? Hiện nay thì đối tượng nợ xấu nhóm 2 có vẫn có thể vay vốn ở các tổ chức tín dụng ngoài như: 

  • FE Credit
  • Standard Chartered
  • Mirae Asset Việt Nam
  • Home Credit
  • ACS Việt Nam
  • HD Saison

Các công ty tài chính này luôn hỗ trợ các khách hàng có thể vay tín dụng dễ dàng. Nhưng chắc chắn việc xét duyệt hồ sơ sẽ lâu hơn so với việc xét duyệt các hồ sơ thường.

Có nợ nhóm 2 cần làm gì để được vay tiền?

Việc vay vốn ở các công ty tín dụng có thể dễ dàng hơn nhưng lãi suất thì cao hơn rất nhiều. Do đó, để có thể vay tiền ngân hàng khi bạn thuộc nợ xấu nhóm 2 thì cần phải làm theo các bước sau:

Trả hết nợ hiện tại

Thanh toán, trả hết khoản nợ hiện tại là điều kiện tiên quyết để bạn thoát khỏi nợ xấu nhóm 2. Khi bạn đã thanh toán hết các khoản nợ, ngân hàng sẽ cung cấp thông xin xóa nợ cho hệ thống CIC. 

Một số ngân hàng sẽ chỉ xem xét hồ sơ vay vốn mới sau thời gian chờ xóa nợ – thường là 12 tháng. Nhưng cũng có một số ngân hàng linh động, sau khi khách hàng thực hiện xóa nợ thì tiến hành thẩm định lại hồ sơ cho vay mới luôn. 

Trả hết nợ hiện tại sẽ là cơ hội để bạn có thể tiếp tục vay khoản vay mới tại ngân hàng với lãi suất phù hợp.

Có người bảo lãnh khoản vay

Người bảo lãnh sẽ là người trực tiếp đứng ra vay tiền trên hợp đồng vay chính. Nghĩa là ngân hàng sẽ thẩm định khoản vay dựa trên hồ sơ của người bảo lãnh. Còn nhiệm vụ của bạn là sẽ trả khoản tiền lãi hàng tháng sau khi hồ sơ được giải ngân. Điều này sẽ tiện ích hơn nhưng người bảo lãnh khoản vay cũng phải có hồ sơ tài chính sạch.

Có người bảo lãnh để vay tín dụng dễ hơn
Có người bảo lãnh để vay tín dụng dễ hơn

Có tài sản đảm bảo khi đăng ký vay

Trong trường hợp bạn có tài sản đảm bảo khi vay thì đây sẽ là điều kiện giúp bạn được đăng ký vay thế chấp, kể cả khi bạn có nợ xấu. Nhưng khoản tài sản thế chấp đó phải có giá trị ngang bằng hoặc lớn hơn số tiền đăng ký vay. 

Các tài sản thế chấp phải trực thuộc tài sản cá nhân của bạn thì mới có hiệu lực thế chấp. Đối với các khoản thế chấp là bất động sản thì phải là bất động sản sạch, không vướng pháp lý, không nằm trong tài sản tranh chấp. Ngân hàng sẽ thẩm định kỹ càng các tài sản thế chấp của khách hàng trước khi phê duyệt hồ sơ cho vay.  

Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ vay vốn khi bị nợ chú ý

Khi bạn đang thuộc nợ xấu nhóm 2 mà muốn vay vốn thì cần chú ý chuẩn bị các khoản giấy tờ cơ bản sau:

  • Giấy tờ cá nhân: CMND/CCCD; sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú KT3/xác nhận tạm trú
  • GIấy tờ chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, bảng lương, sao kê bảng lương 3 tháng gần nhất
  • Sao kê thẻ tín dụng thể hiện tình trạng nợ, hoặc thư xác nhận tình trạng dư nợ. Thư xác nhận phải theo format của ngân hàng, có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền. Giấy xác nhận dư nợ cần có số ngày cụ thể.
  • Giấy xác nhận nợ tái cơ cấu hay không đối với khoản vay
  • Giấy xác minh thời điểm hiện tại khách hàng không có nợ quá hạn
  • Tài sản thế chấp có giá trị
  • Một số giấy tờ khác theo yêu cầu của ngân hàng, tổ chức tài chính. 

Đây là những giấy tờ không thể thiếu để được thẩm định, xét duyệt hồ sơ vay nợ nhóm 2. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ và liên hệ thêm với ngân hàng để bổ sung các loại giấy tờ khác cần thiết. 

Nợ xấu nhóm 2 bao lâu được xóa?

Nợ xấu nhóm 2 hay còn được gọi là nhóm nợ cần được chú ý, chỉ cần bạn đóng thiếu 01 nghìn đồng cũng có thể rơi vào nhóm nợ này. Sau khi thanh toán hết khoản nợ cả gốc và lãi thì trong vòng 12 tháng, hệ thống CIC sẽ xóa hồ sơ của bạn khỏi nhóm nợ xấu cần chú ý. Nghĩa là muộn nhất 12 tháng tính từ thời điểm thanh toán hết nợ thì hồ sơ nợ xấu của bạn sẽ được xóa. 

Cần làm gì để tránh rơi vào nợ nhóm 2?

Làm gì để không rơi vào nợ xấu nhóm 2

Như đã nói ở trên chỉ cần bạn đóng thiếu 01 nghìn đồng cũng có thể rơi vào nợ xấu nhóm 2. Do đó, để tránh rơi vào nhóm nợ xấu này khách hàng cần phải lưu ý:

  • Đánh giá chính xác khả năng tài chính của mình trước khi vay nợ. Cũng như xem xét kỹ càng hạn mức vay, lãi suất vay phù hợp với thu nhập cá nhân. Để tránh việc tới hạn trả nợ mà không đủ số dư để thanh toán lãi hàng tháng.
  • Cần có kế hoạch sử dụng vốn phù hợp, đặc biệt gia tăng khả năng sử dụng vốn hiệu quả, sinh lời để có lợi nhuận trả ngân hàng
  • Cần chủ động đóng tiền lãi đúng thời gian, tránh việc đóng chậm trễ dễ phát sinh nợ xấu. 

Kết luận

Trên đây là các thông tin cơ bản về nợ nhóm 2 là gì và những điều khách hàng cần đặc biệt lưu ý để tránh rơi vào nợ xấu nhóm 2. Đối với những khách hàng đang nằm trong danh sách nợ xấu nhóm 2 thì cần nhanh chóng thanh toán tiền để được xóa nợ. Mong rằng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về các khoản nợ xấu và có kế hoạch chi tiêu tài chính phù hợp.

Xem thêm:

Thông tin được biên tập bởi: vaytienonline.co

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *