P2P Lending là gì? Có nên chọn lựa hình thức cho vay ngang hàng này hay không? Mô hình này đang được phát triển mở rộng nên có xuất hiện các rủi ro tiềm ẩn không?
Toc
- 1. Cho vay ngang hàng (P2P Lending) là gì?
- 2. Đặc điểm của cho vay ngang hàng (P2P Lending)
- 3. Cách thức hoạt động của mô hình cho vay ngang hàng
- 4. Ưu điểm và Nhược điểm của mô hình P2P Lending
- 5. Rủi ro của P2P Lending (Peer to Peer Lending)
- 6. Bài viết liên quan:
- 7. Thực trạng cho vay ngang hàng P2P tại Việt Nam
- 8. Kết luận
Cho vay ngang hàng hiện đang là xu hướng được đẩy mạnh triển khai mở rộng toàn cầu. Vậy cụ thể thì hình thức cho vay P2P Lending là gì? Đâu là những vấn đề trực tiếp tác động tới việc triển khai mở rộng hình thức này. Tất cả những băn khoăn này sẽ được chúng tôi chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây.
Cho vay ngang hàng (P2P Lending) là gì?
P2P Lending – Peer-to-peer Lending hay còn được gọi là cho vay ngang hàng chính là mô hình người đi vay và người cho vay kết nối trực tiếp với nhau. Dựa trên ứng dụng nền tảng công nghệ số, họ sẽ trực tiếp kết nối với nhau mà không cần thông qua tổ chức tín dụng hay hệ thống ngân hàng nào.
Hình thức cho vay này thực hiện trực tuyến nên nhanh chóng trở thành xu hướng được đẩy mạnh. Cho dù thực tế thì lĩnh vực cho vay ngang giá này xuất hiện từ rất lâu rồi.
Đặc điểm của cho vay ngang hàng (P2P Lending)
Mô hình cho vay ngang hàng phát triển mở rộng với các đặc điểm đặc biệt sau:
- Có thể chọn người vay phù hợp trên nền tảng P2P
- Thu lợi nhuận cao từ các khoản cho vay trên P2P
- Công ty P2P đóng vai trò trung gian để kết nối người vay và người cho vay với nhau. Không tác động tới lợi ích của các bên khi vay và cho vay
- Mọi giao dịch đều thực hiện trực tuyến, có thể dễ dàng thực hiện và phê duyệt khoản vay
- Các khoản vay đảm bảo có thể chuyển giao cho người khác để thu nợ
- Phù hợp cho những người muốn vay khoản nhỏ hoặc những người có thu nhập thấp
- Luôn tuân thủ pháp luật và cập nhật các báo cáo liên tục
Cách thức hoạt động của mô hình cho vay ngang hàng
Cách thức hoạt động của mô hình cho vay ngang hàng được kết nối với nhau trên website cho vay ngang hàng. Khi tham gia và trang website này các cá nhân cần phải tạo cho mình một tài khoản để sử dụng.
Các nhà đầu tư sẽ phải cọc một khoản tiền tương ứng với số tiền muốn cho vay. Sau đó đăng ký tạo lập hồ sơ tài chính của mình. Tiếp đó hệ thống lập trình của website sẽ tiến hành đánh giá mức độ rủi ro và tính lãi suất cho các khoản vay.
Đối với người muốn vay thì sau khi đã tạo lập tài khoản cá nhân sẽ chọn lựa khoản vay và nhà đầu tư muốn vay. Bạn có thể chọn vay một khoản lớn của một nhà đầu tư. Hoặc có thể chia lẻ các khoản vay tại các nhà đầu tư khác nhau, chấp nhận liều lời đề nghị cùng một lúc.
Việc chuyển – nhận tiền sẽ được xử lý trực tiếp trên nền tảng cho vay đó. Quá trình cho vay này có thể diễn ra hoàn toàn tự động. Hoặc nếu có nhu cầu thì người cho vay và người muốn vay sẽ liên hệ, thỏa thuận với nhau.
Ưu điểm và Nhược điểm của mô hình P2P Lending
Ưu điểm | Nhược điểm | |
Đối với người đi vay |
|
|
Đối với người cho vay |
|
|
Rủi ro của P2P Lending (Peer to Peer Lending)
Bên cạnh những lợi ích khi tham gia vay ngang hàng, các nhà đầu tư, khách hàng cũng sẽ phải đối mặt với các rủi ro như sau.
Bài viết liên quan:
Đối với khách hàng (người đi vay)
Nếu như không kiểm soát tốt tài chính của mình, những người thanh toán khoản nợ tiêu dùng thông qua web cho vay ngang hàng sẽ có xu hướng khiến cho tình hình tài chính của mình tệ hơn. Thường là do vừa thanh toán hết hạn mức tín dụng đã phải vay thêm để giải phóng khoản nhận đầu tư.
Đối với nhà đầu tư (người cho vay)
Những người cho vay sẽ thu được lợi nhuận đáng kể từ khoản vay, thế nhưng cũng cần cân nhắc về tỉ lệ vỡ nợ. Tỷ lệ vỡ nợ của các website vay ngang hàng tại Anh lên tới 4,52% (năm 2017). Đây cũng là điều đáng để các nhà đầu tư cân nhắc, nhìn nhận trước khi cho vay.
Thực trạng cho vay ngang hàng P2P tại Việt Nam
Từ năm 2014 thì mô hình cho vay ngang hàng P2P mới bắt đầu bùng nổ mạnh mẽ tại Việt Nam. Có rất nhiều công ty đã tham gia hoạt động trong lĩnh vực này và đạt được hoạt động hiệu quả.
Tuy nhiên, do hệ thống pháp lý tại Việt Nam dành cho mô hình cho vay ngang hàng này chưa hoàn thiện. Từ đó dễ kéo theo nhiều vấn đề phức tạp, dẫn tới nhiều công ty có hoạt động biến tướng và vi phạm pháp luật.
Thêm vào đó, hiện ở Việt Nam có khoảng 40 công ty cho vay ngang hàng thì có tới 10 công ty nguồn gốc từ nước ngoài. Điều này dễ tạo các biến tướng ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người vay và người cho vay.
Do đó, khi tham gia mô hình cho vay ngang hàng P2P này thì ngân hàng Nhà nước cũng đã khuyến cáo các nhà đầu tư phải thận trọng. Cần phải xác định chính xác các thông tin, các khoản vay,…để tránh rủi ro có thể xảy ra. Bởi việc tranh chấp ở mô hình cho vay ngang hàng này khó truy đòi trách nhiệm từ đơn vị cung cấp dịch vụ.
Kết luận
Mong rằng các thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu p2p lending là gì. Đồng thời nắm bắt được những lợi ích cũng như bất lợi khi tham gia vay ngang hàng. Để từ đó chọn lựa mô hình vay phù hợp nhất với khả năng tài chính của bản thân.
Xem thêm:
Thông tin được biên tập bởi: vaytienonline.co