Giải ngân là gì? Quy trình thủ tục giải ngân luôn được các ngân hàng thực hiện nhanh chóng. Nhưng để hoàn thành thủ tục này cần phải đảm bảo yếu tố nào?
Toc
Trong các hoạt động tài chính ngân hàng không ít lần các bạn nghe thấy cụm từ giải ngân. Thế thực sự giải ngân là gì? Làm thế nào để hoàn thành thủ tục giải ngân nhanh chóng. Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể trong bài chia sẻ dưới đây.
Giải ngân là gì?
Giải ngân là thuật ngữ được sử dụng chính trong quá trình vay vốn của ngân hàng. Đây là hoạt động ngân hàng xuất (giải quyết) tiền, tài chính (ngân) cho khách hàng theo hợp đồng cho vay đã thỏa thuận. Nói một cách đơn giản nhất thì giải ngân chính là việc ngân hàng chi một khoản tiền cho người vay theo đúng thỏa thuận trên hợp đồng.
Các hình thức giải ngân phổ biến
Hiện nay có 2 hình thức giải ngân được sử dụng phổ biến là giải ngân phong tỏa và giải ngân không phong tỏa.
Giải ngân phong tỏa
Giải ngân phong tỏa chính là hình thức ngân hàng thực hiện giải ngân số tiền cho đơn vị khác theo đúng yêu cầu ban đầu của bên vay.
Đặc điểm của hình thức khoản vay này là sau khi ngân hàng đổ tiền vào tài khoản cá nhân, số tiền này sẽ không được rút ra sử dụng ngay. Khoản tiền này sẽ bị khóa tạm thời, tới khi khách hàng hoàn tất toàn bộ thủ tục. Mua bán, đăng ký, sang tên tài sản tại cơ quan có thẩm quyền…theo đúng mục đích ban đầu trong hồ sơ vay.
Giải ngân không phong tỏa
Giải ngân không phong tỏa là hình thức vay ngược lại so với vay phong tỏa. Khách hàng sẽ được nhận khoản vay trong tài khoản và được sử dụng luôn. Tuy nhiên, hình thức này chỉ áp dụng tại một số ngân hàng bởi hình thức này đem lại khá nhiều rủi ro cho ngân hàng.
Ngoài các hình thức giải ngân này, dựa theo mục đích vay vốn còn có thể phân loại hình thức giải ngân theo cách sau:
- Giải ngân bằng tiền mặt – khách hàng tới ngân hàng để nhận tiền mặt
- Giải ngân chuyển khoản qua tài khoản của khách hàng
- Giải ngân một lần đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền gấp để mua nhà, mua ô tô
- Giải ngân theo kỳ đáp ứng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh….
Quy trình giải ngân vay vốn ngân hàng
Thủ tục giải ngân được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo lợi ích của các bên với quy trình rõ ràng như sau.
Bước 1: Thu thập và xác thực thông tin khách hàng
Nhân viên của ngân hàng sẽ tiến hành thu thập các thông tin của khách hàng bằng cách nói chuyện trực tiếp hoặc hỏi người xung quanh. Các thông tin thường được nhân viên thu thập là:
- Khách hàng cần vay bao nhiêu tiền
- Mục đích sử dụng của khoản vay đó là gì
- Khả năng tài chính – thu nhập cá nhân của khách hàng
- Có tài sản đảm bảo hay không
Các thông tin cơ bản này đều được thực hiện và xác thực càng nhanh thì thời gian giải ngân càng nhanh chóng.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thủ tục
Hồ sơ giấy tờ mà khách hàng cần chuẩn bị để thực hiện quy trình giải ngân thuận lợi gồm:
- Hồ sơ pháp lý: CMND/CCCD, hộ chiếu, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của khách hàng. Tất cả chuẩn bị bản sao công chứng và bản chính để ngân hàng đối chiếu.
- Hồ sơ tài chính: HĐLĐ còn thời hạn ký kết, bảng lương, sao kê lương 3 tháng gần nhất, giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ chứng minh sở hữu, chứng minh tài sản thu nhập từ khoản cho thuê.
- Hồ sơ tài sản đảm bảo: sổ đỏ, sổ hồng, giấy đăng ký xe,… tất cả các giấy tờ liên quan tới pháp lý của tài sản thế chấp. Các giấy tờ này phải là giấy tờ chính chủ sở hữu tài sản thế chấp mới được ngân hàng phê duyệt hợp đồng nhanh.
Hồ sơ mục đích sử dụng vốn: giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn của khách hàng: hợp đồng mua bán, bản dự toán xây sửa nhà, giấy phép đăng ký kinh doanh,…
Bước 3: Thẩm định khách hàng
Sau khi ngân hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của bạn sẽ cử nhân viên ngân hàng tiến hành thẩm định và xác định mục đích vay vốn của bạn có chính xác hay không. Đồng thời kiểm tra các giấy tờ cá nhân được khách hàng cung cấp có đúng không. Bước này vô cùng quan trọng để ngân hàng dựa vào và phê duyệt hồ sơ vay vốn của bạn. Việc thẩm định sẽ do cá nhân hoặc đội ngũ thẩm định riêng biệt và tùy thuộc chính vào mức khoản vay bạn đăng ký.
Bước 4: Phê duyệt khoản vay
Chuyên viên tín dụng sẽ lập các báo cáo để đề xuất khoản tiền bạn muốn vay lên cấp trên phê duyệt. Đối với những khoản vay lớn thì sẽ có bộ phận thẩm định riêng biệt để đảm bảo tính khách quan, minh bạch. Tùy vào từng khoản vay mà ngân hàng sẽ tiến hành phê duyệt hoặc không phê duyệt khoản vay.
Bước 5: Giải ngân vay vốn ngân hàng
Khi nhận được quyết định cho vay, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân theo đúng số tiền ghi trong hợp đồng. Hoạt động giải ngân có thể được diễn ra một lần hoặc nhiều lần tùy theo nhu cầu của khách hàng.
Thời gian giải ngân
Thời gian giải ngân thường sẽ rơi vào 1-2 ngày tùy theo từng ngân hàng, tính chính xác và sự đầy đủ của hồ sơ. Đối với những hồ sơ vay vốn quá phức tạp thời gian duyệt vay có thể kéo dài từ 3 – 4 ngày.
Làm thế nào để hồ sơ được giải ngân nhanh?
Để hồ sơ được giải ngân nhanh chóng khách hàng cần phải đảm bảo các vấn đề sau:
- Chuẩn bị đúng và đủ hồ sơ, giấy tờ theo yêu cầu của ngân hàng. Luôn ưu tiên độ chính xác, tính minh bạch của các giấy tờ.
- Khi vay vốn khách hàng cần trả nợ đúng hạn, có thể tất toán trước hạn để tránh rơi vào danh sách nợ xấu. Đây sẽ là cách tăng điểm tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản vay sau.
- Đối với các khoản thế chấp thì cần đảm bảo không sử dụng vốn trái pháp luật.
Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục giải ngân vốn vay
Khi thực hiện thủ tục giải ngân vốn vay các khách hàng luôn luôn phải lưu ý:
- Đọc kỹ hợp đồng và nắm bắt chính xác thông tin các khoản vay, lãi suất, thời gian trả lãi,…
- Nếu không hiểu vấn đề nào trong hợp đồng cần liên hệ ngay với nhân viên để được tư vấn, hỗ trợ, giải đáp nhanh.
- Trong trường hợp hồ sơ đã được phê duyệt nhưng chưa được thực hiện giải ngân thì bạn có thể từ chối khoản vay đó nếu phát sinh các vấn đề không thỏa đáng.
Kết luận
Trên đây là các thông tin chi tiết về giải ngân là gì và các vấn đề liên quan tới hình thức đặc biệt này. Mong những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn có được cách xác định, chuẩn bị hồ sơ nhanh chóng. Để từ đó có hồ sơ tốt và được ngân hàng phê duyệt, giải ngân trong thời gian ngắn.
Xem thêm:
Thông tin được biên tập bởi: vaytienonline.co