Vay thế chấp sổ tiết kiệm là hình thức vay thế chấp được nhiều khách hàng đăng ký vì tỷ lệ duyệt rất cao, hồ sơ đơn giản và giải ngân nhanh chóng. Vậy vay thế chấp sổ tiết kiệm là gì? Ngân hàng nào cho vay thế chấp bằng sổ tiết kiệm lãi suất thấp nhất?
Toc
- 1. Vay thế chấp sổ tiết kiệm là gì?
- 2. Ưu điểm khi vay thế chấp bằng sổ tiết kiệm
- 3. Lãi suất vay thế chấp sổ tiết kiệm
- 4. Điều kiện vay vốn thế chấp bằng sổ tiết kiệm
- 5. Hồ sơ vay thế chấp bằng sổ tiết kiệm
- 6. Quy trình vay thế chấp bằng sổ tiết kiệm
- 7. Vay thế chấp sổ tiết kiệm ngân hàng nào tốt nhất?
- 8. Vay thế chấp bằng sổ tiết kiệm có rủi ro không?
- 9. Kết luận
Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết
Vay thế chấp sổ tiết kiệm là gì?
Vay thế chấp sổ tiết kiệm là hình thức vay tiền ngân hàng mà khách hàng sử dụng tài sản đảm bảo là sổ tiết kiệm để thế chấp vay vốn với mục đích chi tiêu cá nhân như mua nhà, mua xe ô tô, kinh doanh … Hạn mức vay thế chấp sổ tiết kiệm phụ thuộc vào lịch sử tín dụng và hạn mức của sổ tiết kiệm.
Hình thức vay thế chấp bằng sổ tiết kiệm có một số đăc điểm nổi bật như:
- Khách hàng được vay tiền theo kỳ hạn nhưng tối đa không vượt quá thời hạn ghi trên hợp đồng, giấy tờ thế chấp.
- Dựa vào số tiền đang có trong tài khoản, ngân hàng sẽ cấp hạn mức phù hợp với nhu cầu vay vốn của khách hàng.
- Khách hàng có thể trả nợ một lần và nhận lại giấy tờ đã thế chấp hoặc có thể chia ra trả gốc và lãi theo hàng tháng, hàng quý, 6 tháng hoặc cuối năm đều được.
- Được vay tối đa tới 100% giá trị sổ tiết kiệm và được dùng sổ tiết kiệm của ngân hàng khác để vay.
Ưu điểm khi vay thế chấp bằng sổ tiết kiệm
Hình thức vay thế chấp ngân hàng bằng sổ tiết kiệm có nhiều ưu đãi nổi bật như:
- Tỷ lệ duyệt vay rất cao, trên 95% khách hàng đăng ký vay được xét duyệt thành công.
- Thủ tục thẩm định và giải ngân nhanh chóng hơn các hình thức vay bằng tài sản đảm bảo khác.
- Hình thức trả lãi linh hoạt theo kỳ tháng, quý, năm.
- Đội ngũ nhân viên tư vấn có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình.
- Hạn mức cho vay linh hoạt, có thể đạt tối đa số tiền có trong sổ tiết kiệm.
Lãi suất vay thế chấp sổ tiết kiệm
Mức lãi suất vay thế chấp bằng sổ tiết kiệm tùy thuộc ngân hàng hỗ trợ và thường nằm trong khoảng từ 6,5%/năm đến 8%/năm.
Công thức tính lãi suất vay thế chấp như sau:
- Tiền gốc trả hàng tháng = Số tiền gốc/thời gian vay
- Tiền lãi phải trả kỳ đầu = Số tiền vay * lãi suất theo tháng
- Tiền lãi các kỳ tiếp theo = Số dư nợ còn lại * lãi suất theo tháng
- Số tiền phải trả = Tiền gốc + Tiền lãi (tại kỳ thanh toán)
Điều kiện vay vốn thế chấp bằng sổ tiết kiệm
Để đăng ký vay thế chấp, khách hàng cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản dưới đây:
- Là công dân Quốc tịch Việt Nam
- Tuổi từ 18 – 60
- Sổ tiết kiệm dùng cầm cố có quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng.
- Trong tài khoản tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm còn có số dư tiền gửi. Đơn vị tiền gửi có thể được tính bằng VND, USD hoặc EURO.
- Không có nợ xấu, nợ chú ý tại bất kỳ ngân hàng nào.
- Có thu nhập ổn định từ lương, kinh doanh, cho thuê kho xưởng …
Hồ sơ vay thế chấp bằng sổ tiết kiệm
Hồ sơ vay vốn bao gồm:
- Đơn đề nghị vay vốn được cấp bởi ngân hàng hỗ trợ
- CMND/CCCD
- Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú
- Giấy tờ, hồ sơ liên quan đến sở hữu sổ tiết kiệm.
- Những hồ sơ khác khi được ngân hàng yêu cầu.
- Mục đích vay vốn theo sổ tiết kiệm và phương án thanh toán khoản vay.
Quy trình vay thế chấp bằng sổ tiết kiệm
Quy trình vay thế chấp bằng sổ tiết kiệm đơn giản bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Đăng ký vay vốn
- Bước 2: Tiếp nhận thông tin và tư vấn khoản vay bao gồm điều kiện, hồ sơ, lãi suất vay vốn.
- Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ và ký đơn đề nghị vay vốn
- Bước 4: Thẩm định và xét duyệt hạn mức
- Bước 5: Giải ngân
Vay thế chấp sổ tiết kiệm ngân hàng nào tốt nhất?
Hầu hết các ngân hàng đều có gói vay thế chấp bằng sổ tiết kiệm và dưới đây là những ngân hàng cho vay tốt nhất hiện nay.
- Ngân hàng Bidv
- Ngân hàng Vietcombank
- Ngân hàng Agribank
- Ngân hàng Tecombank
- Ngân hàng Vietinbank
Vay thế chấp bằng sổ tiết kiệm có rủi ro không?
Mặc dù giải pháp cho vay bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm được xem là an toàn nhất nhưng vẫn thường xảy ra một số trường hợp sau:
- Tiền gửi tiết kiệm thuộc sở hữu chung của 2 vợ chồng
- Tiền gửi tiết kiệm của người này nhưng đưa người khác đứng tên hộ (con cái cầm cố sổ tiết kiệm của ba mẹ gửi hộ tiền cho mình)
- Tiền gửi tiết kiệm do phạm pháp mà có (tham nhũng, giết, cướp…)
- Tiền gửi tiết kiệm của tổ chức giao cho cá nhân đứng tên (cá nhân cầm cố sổ của quỹ công đoàn công ty)
- Tiền gửi tiết kiệm thuộc sở hữu chung của nhiều người (một người cầm cố sổ tiết kiệm của một nhóm bạn góp vào)
- Tiền gửi tiết kiệm bị rút trong thời gian cầm cố (do thủ tục phong tỏa chưa được hoàn tất).
- Tuy những tình trạng này không hiếm gặp trong loại hình vay tiền thế chấp sổ tiết kiệm này nhưng nếu biết cách giải quyết, hai bên sẽ dễ dàng dàn xếp ổn thỏa, tốt đẹp.
Kết luận
Nếu bạn đang có sổ tiết kiệm và muốn vay vốn thì gói vay thế chấp bằng sổ tiết kiệm là một giải pháp tài chính hợp lý có thể tham khảo. Nội dung bài viết này vaytienonline.co đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết dành cho khách hàng có nhu cầu vay vốn. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: