Nợ xấu là gì? Khi ngân hàng không kiểm soát tốt mức nợ xấu thì gây ảnh hưởng như thế nào tới phát triển hiện tại và tương lai.
Toc
- 1. Nợ xấu là gì?
- 2. Phân loại nợ xấu trên hệ thống CIC
- 3. Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến nợ xấu
- 4. Cách kiểm tra nợ xấu trên hệ thống CIC
- 5. Bài viết liên quan:
- 6. Nợ xấu gây ra những ảnh hưởng gì?
- 7. Thông tin nợ xấu sẽ lưu lại trong bao lâu?
- 8. Nợ xấu cá nhân khi nào được xóa?
- 9. Một số lưu ý để tránh rơi vào nhóm nợ quá hạn
- 10. Kết luận
Nợ xấu là thuật ngữ chúng ta thường nghe tới trong mỗi giao dịch ngân hàng. Vậy cụ thể thì nợ xấu là gì? Các khoản nợ xấu được ngân hàng phân chia như thế nào? Các khoản nợ xấu được xóa khi nào? Tất cả sẽ được tổng hợp chi tiết, cụ thể trong bài chia sẻ dưới đây
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu là thuật ngữ được sử dụng chính trong ngành ngân hàng để chỉ những khoản nợ – người nợ không thể trả – khi đã tới kỳ hạn phải thanh toán theo hợp đồng. Nói cách ngắn gọn hơn thì nợ xấu là những khoản nợ đã quá hạn thanh toán trên 90 ngày.
Sau thời gian 90 ngày mà người trả nợ không tiến hành thanh toán các khoản tín dụng cho vay thì sẽ được liệt vào danh sách khách hàng nợ xấu. Việc phân loại rõ ràng mức độ nợ xấu được thực hiện trên hệ thống CIC – Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam.
Phân loại nợ xấu trên hệ thống CIC
Trong hệ thống CIC thì những người vay nợ sẽ được phân loại và xếp vào 5 nhóm sau:
Nhóm 1. Nợ đủ tiêu chuẩn
Đây là nhóm nói tới những khách hàng thanh toán nợ gốc và lãi đúng hạn. Hoặc có thể thanh toán trễ nhưng không được quá 10 ngày.
Nhóm 2. Nợ cần lưu ý
Nhóm này là những khách hàng có nợ quá hạn phải thanh toán từ 10 tới dưới 30 ngày. Các khoản nợ sẽ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
Nhóm 3. Nợ dưới tiêu chuẩn
Các khách hàng nợ quá hạn thanh toán từ 30 đến dưới 90 ngày. Các khoản nợ cần cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần không quá dưới 30 ngày (theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu)
Nhóm 4. Khoản nợ nghi ngờ có thể mất vốn
Những khoản nợ quá hạn từ 90 ngày tới dưới 180 ngày. Những khoản nợ cần cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần từ 30 ngày đến dưới 90 ngày(theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu). Đồng thời là những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5. Khoản nợ có khả năng mất vốn
Những khách hàng thuộc nhóm này là những khách hàng quá hạn trả nợ 180 ngày. Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên. Đây là những khoản nợ có khả năng bị mất cao.
Những khách hàng đã thuộc nhóm 3,4,5 thì rất khó để tiếp tục vay vốn tại các hệ thống ngân hàng khác. Cho dù vau ở các công ty tín dụng khác cũng rất khó được giải ngân. Tất cả các thông tin cá nhân thực hiện khoản vay, xếp loại nhóm vay sẽ được cập nhật toàn bộ trên hệ thống CIC và PCB. Ngay cả khi đã hoàn thiện trả hết cả gốc và lãi thì các thông tin khách hàng nợ xấu này vẫn sẽ lưu trên hệ thống từ 3-5 năm.
Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến nợ xấu
Việc để phát sinh các khoản nợ xấu bao gồm rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng có thể điểm qua các nguyên nhân phổ biến sau:
- Do người vay quên trả nợ với ngân hàng, dẫn tới tất toán chậm cả gốc lẫn lãi
- Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng nhưng không kiểm soát tài chính, dẫn tới mất khả năng thanh toán khi tới kỳ hạn của ngân hàng
- Chậm thanh toán nhiều tháng liên tục
- Không thanh toán đúng thời hạn khiến tài sản thế chấp bị gán nợ
- Mua trả góp nhưng không đóng tiền đầy đủ và đúng hạn như cam kết
Có thể nói chính những nguyên nhân giản đơn này khiến cho khách hàng bị liệt vào danh sách nợ xấu của ngân hàng.
Cách kiểm tra nợ xấu trên hệ thống CIC
Để kiểm tra nợ xấu và tình trạng nợ quá hạn trên hệ thống CIC khách hàng có thể thực hiện theo các bước sau.
Bước 1. Kiểm tra thông tin tình trạng nhóm nợ trên CIC
Nếu như bạn không là nhân viên trong ngân hàng/tổ chức tín dụng thể không có quyền được tra cứu trực tuyến thông tin nợ xấu. Vấn đề thông tin tài khoản nợ xấu là thông tin bảo mật của hệ thống CIC.
Để có thể tra cứu thông tin cá nhân đang thuộc nhóm nợ xấu nào, khách hàng cần tới trực tiếp Trung tâm thông tin tín dụng Quốc Gia để kiểm tra. Bạn cần phải chuẩn bị cả chứng minh nhân dân để được kiểm tra nhanh nhất.
Bài viết liên quan:
- Hội sở: số 10 Quang Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam.
- Chi nhánh TP.HCM: Tầng 1, số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Bước 2. Thanh toán khoản nợ
Sau khi nắm bắt được thông tin mình thuộc nhóm nợ nào bạn cần tới ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng đang vay để thanh toán. Lưu ý, cần giữa toàn bộ chứng từ nội dung ghi rõ thời gian thanh toán nợ.
Bước 3. Tra cứu thông tin
Sau khi đã tiến hành thanh toán hết các khoản nợ bạn cần phải kiểm tra lại thông tin cá nhân trên CIC để xác định mình đã được gạch tên. Trường hợp khách hàng thuộc nợ xấu nhóm 2 thì hệ thống sẽ lưu trữ thông tin trong 12 tháng. Đối với trường hợp khách nợ xấu thuộc nhóm 3,4,5 thì thời gian lưu trữ sẽ là 5 năm tính từ thời điểm tra cứu thông tin.
Nếu như thông tin nợ xấu của bạn vẫn còn lưu trên hệ thống CIC thì bạn khó có thể thực hiện các khoản vay khác. Cho dù là thực hiện vay tại ngân hàng hay vay ở các công ty tín dụng.
Nợ xấu gây ra những ảnh hưởng gì?
Khi bị liệt vào danh sách nợ xấu và các thông tin lịch sử nợ xấu lưu trên hệ thống CIC thì khách hàng nợ sẽ:
- Không được tiếp cận với nguồn vốn vay khác của ngân hàng. Nếu khách hàng thuộc nhóm nợ xấu 3,4,5 thì ngân hàng sẽ từ chối đơn đề nghị vay vốn của bạn.
- Không được sử dụng thẻ tín dụng: ngân hàng sẽ không cấp hạn mức tín dụng và bạn không thể nào tiến hành chi tiêu qua thẻ nữa
- Nguy cơ mất tài sản thế chấp: đối với các khoản vay thế chấp thì sau thời gian cần trả cả gốc lẫn lãi mà khách hàng không trả đủ, ngân hàng sẽ tiến hành thu hồi tài sản thế chấp.
- Ảnh hưởng tới điểm xếp hạng công dân: một số quốc gia có hệ thống thông tin đồng nhất. Khi cá nhân bị liệt vào danh sách nợ xấu của ngân hàng sẽ bị trừ điểm tín dụng trong hệ thống xếp hạng đó.
Nhìn chung, để phát sinh các khoản nợ xấu thì chính cá nhân công dân sẽ bị ảnh hưởng về mọi mặt. Một số trường hợp còn gây ảnh hưởng tới các khoản vay tín dụng của người thân không được phê duyệt.
Thông tin nợ xấu sẽ lưu lại trong bao lâu?
Các thông tin nợ xấu trên CIC sẽ được lưu trữ vời thời hạn dài nhất là 5 năm đối với những trường hợp khoản nợ trên 10 triệu đồng. Đối với các khoản vay không lớn (nhỏ hơn 10 triệu) thì sẽ không bị lưu trữ lịch sử nợ xấu.
Nợ xấu cá nhân khi nào được xóa?
Đối với các khoản nợ xấu cá nhân thì thời hạn xóa nợ được quy định cụ thể như sau:
- Đối với khoản vay dưới 10 triệu: sẽ được xóa hoàn toàn lịch sử nợ xấu tín dụng khi đã tất toán.
- Đối với khoản vay trên 10 triệu: Sau 12 tháng kể từ khi trả hết nợ xấu, đã thông báo giao dịch tất toán và được ngân hàng kiểm định rõ ràng thì sẽ được xóa lịch sử tín dụng. Nhưng nếu khách hàng nợ xấu thuộc nhóm 3,4,5 thì thời gian xóa nợ xấu sẽ là sau 5 năm.
Một số lưu ý để tránh rơi vào nhóm nợ quá hạn
Để không rơi vào nhóm nợ quá hạn của ngân hàng, trước khi tiến hành vay bạn cần phải đặc biệt lưu ý:
Đánh giá tiềm lực tài chính
Cần phải tính toán kỹ càng khoản vay, lãi suất vay, kỳ trả lãi,…liệu có đủ khả năng trả hàng tháng không. Nếu không đủ bạn cần phải giảm khoản vay nếu thực sự cần thiết. Còn nếu không thể thanh toán đúng kỳ hạn tốt nhất bạn không nên vay.
Không nên vay nếu 2 năm gần nhất đã có lịch sử vay không tốt
Nếu như bạn đã có lịch sử vay không tốt – nghĩa là đã trong danh sách trả lãi chậm thì tốt nhất không nên vay tiếp. Nhất là đối với những khách hàng sử dụng credit card. Bởi nếu chậm tiếp tục thì bạn sẽ bị liệt vào danh sách nợ xấu khó đòi và khó được vay tiếp về sau.
Chú ý về thời hạn trả lãi
Khi đã chấp nhận vay lãi thì bạn cần phải đặc biệt chú trọng về thời gian trả lãi. Chủ động thanh toán đúng hoặc trước kỳ hạn để tránh hậu quả về sau.
Sử dụng vốn đúng mục đích
Bạn cần xác định mục đích sử dụng của khoản vốn mình sẽ vay ngân hàng là gì. Nếu sử dụng để mua sắm đồ thì có thực sự cần thiết không. Nếu sử dụng để đầu tư nhằm sinh lời thì có khả năng chịu được rủi ro không. Từ đó bạn sẽ có được kế hoạch chi tiêu hợp lý và trả lãi đúng hạn.
Kết luận
Mong rằng những chia sẻ chi tiết về nợ xấu là gì và những bất cập liên quan tới phát sinh nợ xấu sẽ giúp bạn có quyết định khoản vay phù hợp. Hãy cân đối tài chính và chọn lựa ngân hàng có lãi suất vay hợp lý để không rơi vào danh sách nợ xấu khó trả của ngân hàng.
Thông tin được biên tập bởi: vaytienonline.co