Fintech là gì mà được nhắc tới nhiều khi nói về lĩnh vực tài chính. Fintech có sự ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động tài chính, ngân hàng, tiền tệ,…
Toc
- 1. Fintech là gì?
- 2. Hệ sinh thái Fintech là gì?
- 3. Phân loại Fintech
- 4. Các nhóm đối tượng của Fintech là ai?
- 5. Những nhóm sản phẩm chính của Fintech là gì?
- 6. Bài viết liên quan:
- 7. Một số lĩnh vực liên quan đến Fintech
- 8. Tác động của Fintech đến ngành tài chính đầu tư ra sao?
- 9. Fintech ảnh hưởng như thế nào đến ngân hàng
- 10. Rủi ro của Fintech trong thời đại 4.0
- 11. Kết luận
Trong thời đại công nghệ hiện nay thì Fintech là cái tên được rất nhiều người nhắc tới. Nhưng để hiểu được cụ thể Fintech là gì thì lại rất ít người chia sẻ được. Để giúp các bạn hiểu hơn về thuật ngữ này cũng như hiểu tường tận từ A-Z các thông tin về Fintech, chúng tôi đã tổng hợp chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây.
Fintech là gì?
Fintech là sự kết hợp của Finance (Tài chính) và Technology (Công nghệ). Như vậy có thể hiểu đơn thuần Fintech là Công nghệ tài chính. Đây là thuật ngữ được xây dựng từ năm 2008 nhưng tới những năm gần đây mới thực sự nổi.
Fintech được phát triển như một lĩnh vực độc lập, không có tác động, gây ảnh hưởng tới thị trường tài chính. Kể cả lĩnh vực tài chính nói riêng hay hệ thống ngân hàng. Cho dù Fintech hoạt động phủ rộng lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tiền tệ.
Cụ thể những sản phẩm từ công nghệ tài chính Fint
Hệ sinh thái Fintech là gì?
Hệ sinh thái Fintech hay còn gọi là môi trường để Fintech phát triển. Tại Việt Nam, hệ sinh thái của Fintech tồn tại dựa trên 3 yếu tố là Khả năng tiếp cận thị trường, hỗ trợ pháp lý và khả năng tiếp cận vốn.
Do đó chúng ta có thể kể tới các mảng mà Fintech tập trung vào gồm:
- Trung gian thanh toán
- Tài chính cá nhân
- Cho vay ngân hàng
- Công nghệ bảo hiểm
- Ngân hàng số
- Điểm tín dụng
- Gọi vốn cộng đồng
ech được biết tới hiện nay đều tập trung hướng tới việc áp dụng công nghệ vào thị trường tài chính. Từ đó giúp nâng cao hiệu suất hơn rất nhiều so với trước kia. Thông qua việc kết nối Internet, người tiêu dùng cũng thuận tiện hơn trong mọi nhu cầu.
Phân loại Fintech
Fintech gồm 2 phân nhóm chính là:
- Nhóm 1: Là các công ty phục vụ người tiêu dùng, cung cấp các công cụ kỹ thuật số. Nhằm nâng cao cách các cá nhân vay mượn, tài trợ vốn cho doanh nghiệp mới thành lập, quản lý tiền bạc
- Nhóm 2: Là các công ty thuộc dạng “bank-office” chuyên hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính
Các nhóm đối tượng của Fintech là ai?
Fintech được phát triển mở rộng với 3 nhóm đối tượng chính giữ mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. 3 nhóm đối tượng của Fintech gồm:
- Công ty Fintech: nhóm này bao gồm tất cả các công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Họ hoạt động cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới trong lĩnh vực này.
- Các định chế tài chính: nhóm này có vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là nhà đầu tư trực tiếp vào các công ty Fintech, nắm giữ các công nghệ độc quyền để chiếm lĩnh thị trường. Nhóm bao gồm các ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm, chứng khoán, công ty tài chính….
- Khách hàng: đây là nhóm khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính nói chung. Nhóm khách hàng là nhóm hưởng nhiều lợi nhất, đặc biệt là khi có sự cạnh tranh về công nghệ, các định chế tài chính giữa các công ty.
Những nhóm sản phẩm chính của Fintech là gì?
Fintech cung cấp 2 nhóm sản phẩm dựa trên đối tượng hướng tới, đó chính là:
Bài viết liên quan:
- Nhóm sản phẩm dành cho khách hàng tiêu dùng thông thường: Các sản phẩm cung ứng sẽ là công cụ kỹ thuật, công nghệ để hỗ trợ. Nhằm mục đích cải thiện hoạt động cho vay mượn, quản lý tài chính, hỗ trợ vốn cho startup.
- Nhóm sản phẩm hướng tới định chế tài chính và bản thân các công ty Fintech: sản phẩm công nghệ back-office nhằm hỗ trợ hoạt động của nhóm đối tượng trên.
Một số lĩnh vực liên quan đến Fintech
Nhắc tới Fintech chúng ta có thể kể tới các lĩnh vực chủ đạo nổi trội sau:
- Tiền điện tử
- Công nghệ Blockchain
- Ethereum
- Hợp đồng thông minh
- Ngân hàng mở (open banking)
- Công nghệ bảo hiểm (Insurtech)
- Regtech (regulator technology)
- Robo-advisors (người máy cố vấn Betterment)
- Unbanked/ Underbanked
Tác động của Fintech đến ngành tài chính đầu tư ra sao?
Fintech có tác động đáng kể tới ngành tài chính đầu tư. Có thể kể tới những tác động mạnh mẽ của Fintech tới ngành này như sau:
- Làm thay đổi kênh phân phối cũng như các sản phẩm của dịch vụ tài chính truyền thống.
- Phân tích chi tiết dữ liệu người dùng nhằm giảm chi phí, hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của khách hàng. Đồng thời nắm bắt tâm lý khách hàng tốt hơn
- Thị phần của ngân hàng và các định chế tài chính đang có xu hướng giảm, đẩy mồ phần hoạt động lớn sang cho công ty Fintech.
- Thị trường lao động trong ngân hàng, lĩnh vực tài chính thay đổi. Nguồn nhân lực sẽ chuyển từ trình độ phổ thông sang trình độ chất lượng cao (giỏi cả về chuyên môn nghiệp vụ và công nghệ thông tin).
Fintech ảnh hưởng như thế nào đến ngân hàng
Fintech ra đời và phát triển mở rộng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống ngân hàng.
Fintech xây dựng, phát triển nhằm khắc phục toàn bộ hạn chế của ngân hàng, với mọi dịch vụ tài chính. Đặc biệt Fintech còn luôn dẫn trước 1 bước khi liên tục tung ra các công cụ tiện ích thu hút khách hàng. Từ đó lượng khách hàng tìm tới ngân hàng truyền thống giảm, lượng khách chọn Fintech tăng lên.
Internet Banking của ngân hàng hiện nay không phải là ứng dụng duy nhất để chuyển tiền, thanh toán online. Mà các công ty tài chính, các ví điện tử cũng đã có ứng dụng thanh toán mới cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn hơn.
Nhìn chung thì sự ra đời và phát triển của Fintech có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của ngân hàng. Khiến cho ngân hàng cũng phải “gồng mình” để thu hút khách hàng quay lại.
Rủi ro của Fintech trong thời đại 4.0
Cho dù hiện nay là thời đại của cuộc cách mạng 4.0, thế nhưng thực sự thì Fintech không thể nào thay thế được vai trò của ngân hàng truyền thống. Khi chọn lựa Fintech người dùng cũng sẽ phải đối mặt với các rủi ro nhất định:
- Rủi ro chiến lược: các quyết định sai lầm ở cấp quản lý sẽ tạo nên các khoản phát sinh giữa khoản thu nhập và vốn. Điều này tạo tác động không hề nhỏ tới ngân hàng, khiến lợi nhuận ngân hàng giảm sụt.
- Rủi ro thuê ngoài: rủi ro này phát sinh khi tổ chức tín dụng chuyển một số công đoạn, hoặc quy trình kinh doanh của mình sang cho bên khác. Khi này vấn đề tình trạng, trách nhiệm, quyền lợi,… không được phân chia, nhận định rõ ràng.
- Rủi ro hoạt động: Fintech làm thay đổi bộ mặt của ngân hàng nhưng cũng tạo nên hệ thống quản lý phức tạp hơn. Tính minh bạch trong giao dịch, tính bảo mật tài khoản cá nhân không được đảm bảo.
- Rủi ro an ninh mạng: Fintech hoạt động chủ đạo bằng công nghệ thông tin. Do đó việc đánh cắp dữ liệu, tài sản tài chính cũng như các thông tin của khách hàng dễ xảy ra.
Kết luận
Như vậy chúng tôi đã chia sẻ chi tiết Fintech là gì và những thông tin xoay quanh Fintech. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có được nhìn nhận chính xác về công nghệ trong tài chính và trở thành khách hàng thông thái.
Xem thêm:
Thông tin được biên tập bởi: vaytienonline.co